Cuộc sống du học sinh Úc | Chia sẻ từ người thật việc thật

Bắt đầu cuộc sống ở một đất nước xa lạ chưa bao giờ là việc dễ dàng với các bạn du học sinh. Mình cũng vậy. Sau rất nhiều năm trải nghiệm cuộc sống du học sinh Úc, mình sẽ những chia sẻ những kinh nghiệm trải của mình, hy vọng có thể giúp bạn có những trải nghiệm du học đáng nhớ. Bắt đầu thôi nào!

Phần 1. Bốn điều cơ bản để làm quen cuộc sống hàng ngày khi mới đến Úc

Đầu tiên, trước khi sang Úc, bạn cần biết 4 điều cơ bản liên quan tới cuộc sống du học sinh Úc hàng ngày của chính bạn, đó là: thời tiết, văn hóa, nhà ở và vấn đề ăn uống. Khi bạn đã có sự chuẩn bị kỹ càng về 4 yếu tố này, mình tin, bạn sẽ nhanh chóng làm quen với xứ sở đáng yêu này.

1. Thời tiết

Thời tiết ở Úc đa phần là ôn hòa, không quá cực đoan (quá nóng hay quá lạnh). Vào mùa đông, thời tiết của các bang ở phía Bắc thiên về ấm áp, còn các bang ở phía Nam thường là khá mát mẻ.

Bản thân mình đã và đang sống ở Perth, phía Tây nước Úc, khí hậu ở đây được xác định thuộc khí hậu cận nhiệt đới Nhiệt độ trung

Thành phố trung tâm Tây Úc có khí hậu ôn hòa kiểu Địa Trung Hải, với mùa hè khô nóng và mùa đông ẩm mát. Mùa hè (tháng 11 đến tháng 4) là mùa khô ở Perth. Nhiệt độ trung bình trong mùa hè rơi vào khoảng 29°C, nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 40°C. Tuy nhiên, độ ẩm trong mùa hè ở Perth thường thấp và nhiệt độ cao cũng không gây khó chịu.

Mùa đông (tháng 5 đến tháng 10) là mùa ẩm ở Perth. Nhiệt độ trung bình trong mùa đông là 17°C, với nhiệt độ thấp nhất có thể xuống tới 0°C. Tuy nhiên, mùa đông ở Perth thường không kéo dài và không quá lạnh.

Úc cũng có 4 mùa như ở Việt Nam nhưng thời gian thì ngược lại hoàn toàn. Khi Việt Nam đang là mùa đông, thì ở Úc là mùa hè, ở Việt Nam đang ở mùa hè, thì ở Úc là mùa đông. Nếu bạn chuẩn bị sang Úc vào tháng 6 đến tháng 8 – thời điểm mùa hè nắng nóng cao điểm ở Việt Nam, thì ở Úc là đang mùa đông, nhiệt độ khoảng từ 6 – 20 độ C.

Vì vậy, hãy chuẩn bị quần áo “trái mùa” nếu đây là lần đầu bạn sang Úc. Nếu không, bạn có thể bị sốc nhiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe, hoặc cần chi ngay một khoản tiền lớn để mua quần áo mới,…

2. Văn hóa

Úc là điểm đến của hàng trăm nghìn người nhập cư và sinh viên quốc tế mỗi năm. Đồng thời, văn hóa Úc còn có sự kết hợp giữa phương Tây và thổ dân. Vì vậy, đất nước Úc có sự đa dạng cả về lịch sử, ngôn ngữ và nghệ thuật.

Theo các môn học văn hóa mình được học tại Úc, có tới 200 ngôn ngữ khác nhau được sử dụng tại Úc, bao gồm cả phương ngữ, và trong đó chỉ có 45 ngôn ngữ là ngôn ngữ bản địa.

Ở Úc, bên cạnh tiếng Anh là tiếng phổ thông được sử dụng phổ biến trong đời sống và các văn bản hành chính, thì sẽ có nhiều ngôn ngữ của nhiều cộng đồng khác nhau. Ví dụ như tiếng tiếng Trung (Quảng Đông, Phồn thể), Italia, Hy Lạp, Ả Rập, Việt Nam,…

Có thể bạn bất ngờ, nhưng tiếng Việt là ngôn ngữ sử dụng khá nhiều ở Úc. Bởi vì ở đây có cộng đồng người Việt định cư và du học sinh khá đông đảo. Các khu người Việt ở Melbourne tập trung nhiều nhất ở Footscray và Richmond.

3. Nhà ở

Ông bà ta có câu “có an cư mới lạc nghiệp”. Vì vậy, tìm nhà ở một điều khiến các du học sinh quan tâm khi chuẩn bị sang Úc. Với một người lần đầu tiên tới Úc, việc một mình đi tìm nhà ở là rất khó khăn vì không biết tìm nhà ở đâu, cách trả giá,…

Nhà ở cho du học sinh thuê ở Úc sẽ có các dạng chính như: ký túc xá, căn hộ, nhà riêng, homestay,… Trung bình một người thuê nhà ở Úc sẽ phải trả một mức giá thuê nhà từ 200 AUD – 400 AUD (khoảng 2.320.000 VNĐ – 4.640.000 VNĐ)/một tuần.

Khu vực càng gần trung tâm thành phố thì giá thuê nhà càng đắt đỏ. Và ngược lại, càng xa trung tâm thì chi phí càng rẻ, nhưng bạn cần lựa chọn vị trí gần với xe bus hoặc tàu điện ngầm để tiện đi lại.

Qua tìm hiểu và trải nghiệm, mức giá thuê cho mỗi hình thức nơi ở sẽ khác nhau. Ví dụ như:

Hình thức thuê nhà Chi phí
Khách sạn bình dân/nhà khách

(Đây thường là lựa chọn ngắn hạn của sinh viên trong thời gian tìm chỗ ở dài hạn)

400 – 600 AUD/tuần (Khoảng 6.800.000 – 10.200.000 VNĐ)
Nhà chung (thuê phòng) 180 – 350 AUD/tuần (Khoảng 3.060.000 – 5.950.000 VNĐ)
Thuê nhà riêng  350– 500 AUD/tuần (Khoảng 5.950.000 – 8.500.000 VNĐ)
Ký túc xá 280 – 500 AUD/tuần (Khoảng 4.760.000 – 8.500.000 VNĐ)
Ở cùng với người bản xứ

(Dành cho người dưới 16 tuổi cần có  người giám hộ)

325 – 440 AUD/tuần (Khoảng 5.525.000 – 7.480.000 VNĐ)
Nội trú 15,000 – 30,000 AUD/năm (Khoảng 255.000.000 – 510.000.000 VNĐ)

Lời khuyên của mình đó là, thời gian mới sang Úc, bạn có nên thuê nhà ở khu vực gần trường hoặc trong ký túc xá. Mặc dù chi phí thuê sẽ cao hơn so với các khu vực khác, nhưng bù lại, bạn có thể di chuyển tới trường dễ dàng nhanh chóng hơn. Đến khi bạn đã quen với “đường đi lối lại” ở khu vực của mình, thì có thể lựa chọn thuê ở những nơi xa hơn để tiết kiệm chi phí.

4. Vấn đề ăn uống

Úc có nền văn hóa ẩm thực đa dạng vì đây là nơi hội tụ của nhiều cộng đồng người trên thế giới. Ở đây bạn có thể tìm được ẩm thực trên toàn thế giới. Đừng lo lắng nếu bạn không hợp đồ ăn với phương Tây vì ở Úc có nhiều khu chợ người châu Á của người Việt, Trung Quốc, Thái Lan,…Nếu bạn có ý định học tập và sinh sống ở các thành phố lớn ở Úc như Sydney, Melbourne, bạn nên có kế hoạch tính toán chi phí ăn uống. Vì đây là những nơi có chi phi sinh hoạt đắt đỏ. Chi phí mua thực phẩm hay đi ăn ở nhà hàng cũng sẽ cao hơn so với các khu vực khác.

Lời khuyên của mình là hãy tự nấu ăn ở nhà. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền cũng như có lối sinh hoạt, ăn uống lành mạnh hơn. Tuy nhiên, vào những dịp đặc biệt, đừng quên cùng bạn bè tự thưởng cho bản thân một bữa tối thịnh soạn hoặc tiệc nướng BBQ ngoài trời với thời tiết đẹp ở Úc nhé!

Phần 2. Những khó khăn có thể du học sinh sẽ gặp phải khi đi học ở Úc

1. Đầu tiên là rào cản về ngôn ngữ

Đây có thể coi là rào cản chung của đa số sinh viên du học. Bởi lẽ tiếng Anh trong thực tế khác rất nhiều so với tiếng Anh được học trên sách vở và trên TV, Internet,… Hơn nữa, thời gian đầu khi mới sống ở Úc, mình thậm chí phải dùng tin nhắn thay vì nói trực tiếp để người nghe có thể hiểu được ý mình muốn nói.

Lý do là giao tiếp bằng tiếng Anh Úc khác với tiếng Anh Anh hay Anh Mỹ, và mình bắt buộc phải làm quen với điều đó. Tuy nhiên mình chỉ mất một khoảng thời gian đầu để làm quen, sau đó thì nhờ có sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè, mình đã dần hòa nhập với con người nơi đây.

2. Thứ hai là sốc văn hóa

Cái mình cảm thấy mình thích ứng rất nhanh, nhưng vẫn có khá nhiều du học sinh khác cùng khóa với mình vẫn chưa thích ứng hoàn toàn với cuộc sống du học sinh Úc được. Ví dụ, như việc một người bạn làm chung bài tập nhóm rất thân tỏ ra không quen biết bạn khi gặp nhau ở sân trường, hay thói quen ăn uống của người bản xứ khác xa với thói quen của người Việt chúng ta,…

Mặc dù bản thân mình thích ứng có thể gọi là nhanh, chỉ trong một học kỳ, nên thời gian sau đó không quá khó khăn với mình. Nhưng vẫn có những du học sinh khác thì không như vậy, họ gặp nhiều khó khăn và tưởng chừng không thể chung sống với những người bản xứ nơi đây. Tuy nhiên, dù nhanh hay chậm, dù muốn hay không muốn, thì đây cũng chính là thói quen và văn hóa của người dân nước Úc, bạn nên tôn trọng và cố gắng sống cùng những văn hóa đó nhé!

3. Áp lực trong học tập

Du học là đi học ở một nơi khác nơi mình sinh ra, việc tiếp thu và hội nhập là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, với lịch học dày cộng thêm các khóa thực hành thực tế, bạn sẽ có thể phải cân nhắc lại việc đi làm thêm của chính mình trong một khoảng thời gian nhất định nhé!

4. Khủng hoảng vì sống xa gia đình

Nhiều bạn từ trước đến nay chưa bao giờ sống xa gia đình, hoặc chưa trải nghiệm cuộc sống tự lập. Khi đi du học sẽ phải tự mình quản lý giờ giấc, quản lý bản thân, tự đi chợ nấu ăn và nhất là phải sống một mình. Sự đơn độc sẽ càng nhân lên khi phải tự sắp xếp tổ chức cuộc sống của bản thân một mình. Tất cả những yếu tố này sẽ cộng hưởng cùng với áp lực học tập, kỳ vọng của bản thân và gia đình, tạo ra sự khủng hoảng ở du học sinh. Cách tốt nhất để phòng tránh là hãy tập tính tự lập từ khi còn ở nhà với bố mẹ thông qua việc chủ động làm việc nhà, chủ động lên thời gian biểu của bản thân và tập quản lý thời gian và quản lý hoạt động của bản thân hàng ngày, không chờ đợi bố mẹ phải nhắc nhở. Các bạn càng chủ động bao nhiêu thì càng làm chủ cuộc sống tốt hơn bấy nhiêu khi đi du học, tránh non kinh nghiệm khiến bản thân rơi vào khủng hoảng.

Phần 3. Những kỹ năng bạn cần có bắt đầu một cuộc sống của du học sinh tại Úc

Mình cho rằng bản thân đã có cuộc sống du học sinh ở Úc vô cùng thành công nhờ vào những gì mình học tập được ở Việt Nam và trau dồi không ngừng nghỉ khi sang Úc. Bên dưới là một số kỹ năng mình thấy là thực sự cần thiết nếu bạn muốn bắt đầu cuộc sống mới ở Úc:

  • Tự lập: Cần tự giác làm các công việc nhà, chăm sóc bản thân. Việc sống không có gia đình bên cạnh sẽ vất vả cả về tinh thần và thể chất trong thời gian đầu bạn du học đấy!
  • Chủ động: Chủ động trong giao tiếp, học tập và trải nghiệm. Có như vậy thì bạn mới mau chóng thích nghi và làm quen với môi trường sống ở đây, hơn nữa sẽ sớm được trải nghiệm mùi vị ngọt ngào của đất nước đa văn hóa này.
  • Tinh thần lạc quan: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng vì bạn có thể sẽ gặp các cú sốc văn hóa khi tới đất nước mới. Hơn nữa, chương trình học tập cũng mới lạ và căng thẳng nếu bạn không chủ động học hỏi, và hơn cả là bạn đang xa gia đình, bạn cần phải phấn đấu nỗ lực hơn nữa để khi gặp mẹ có thể kể cho mẹ nghe những trải nghiệm tuyệt vời, đúng chứ?
  • Nên tập luyện thể dục thể thao: Chắc chắn bạn cần tự chăm sóc bản thân để có thể lực tốt, từ đó mới có thể học tập, làm việc tốt, cuộc sống tự lập ở Úc cũng sẽ dễ dàng hơn.
  • Nên tham gia các cộng đồng người Việt: Ở đây bạn có thể chia sẻ các vấn đề khó khăn, vui buồn trong cuộc sống du học sinh tại Úc, hơn nữa lại cùng chung văn hóa nên rất dễ dàng kết bạn. Việc có thêm bạn ở một nơi xa lạ chỉ mang lại điều tốt, chứ không có mặt xấu nào, đúng chứ?

Trên đây là chia sẻ của mình, một du học sinh Úc giống các bạn trong tương lai, về cuộc sống du học sinh Úc “đúng nghĩa”. Mình rất vui nếu chia sẻ này của mình giúp bạn đọc tiếp thêm động lực và chuẩn bị du học Úc kỹ càng hơn bao giờ hết. Đọc chia sẻ của mình, và hãy tự trải nghiệm những chia sẻ đó trong tương lai nhé!

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

Scroll
Messenger Messenger
Google Map Google Map
Zalo Zalo
Gọi ngay Gọi ngay